Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam

Việt  Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, có nguồn tài nguyên nhiên liệu-năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển…, trong đó đáng chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối.

Tuy nhiên thực tiễn phát triển kinh tế những năm vừa qua cho thấy sự biến động về nhiên liệu và năng lượng diễn biến khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường.
 
Về năng lượng mặt trời, với vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong giới hạn giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực nam bộ.

Với tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.400-3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 lcal/cm2/ngày tăng dần từ Bắc vào Nam, với kết quả này có thể đánh giá Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên hiện nay việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này còn hạn chế, nhất là sử dụng cho phát điện, đun nước nóng và vào sấy khô…, một trong những nguyên nhân cơ bản là giá sử dụng nguồn năng lượng này so với các nguồn năng lượng khác kém cạnh tranh trên thị trường, mặt khác cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời và nhận thức của người dân cũng còn hạn chế. Trong tương lai khi mà khai thác các nguồn năng lượng khác đã đến mức tới hạn thì nguồn năng lượng mặt trời là một tiềm năng lớn.

Năng lượng gió, với đặc điểm nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, lại có một bờ biển dài trên 3000 km, lãnh hải lớn hơn 3 lần so với lục địa, theo khảo sát, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về năng lượng gió.

Hiện nay chưa có số liệu chính xác đánh giá tiềm năng năng lượng gió chính xác, nhưng sơ bộ các đánh giá khác nhau đưa ra con số tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam dao động trong khoảng 1.785MW-8.700MW, có số liệu còn đưa ra khoảng trên 100.000 MW (dự báo của WB) như vậy nếu so với tiềm năng của thủy điện điền thì nguồn năng lượng gió của Việt Nam rất dồi dào.

Năng lượng địa nhiệt, đây là nguồn năng lượng trong lòng đất, chúng ta cũng mới điều tra và tính toán ban đầu, cần phải tiếp tục điều tra kỹ lưỡng. Số liệu sơ bộ cho thấy tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam có thể khai thác đạt mức 340MW, năng lượng địa nhiệt phân bố rải rác trong cả nước, nhưng khai thác hiệu quả nhất chủ yếu ở khu vực miền Trung.

Các dạng năng lượng khác, ngoài các nguồn nhiên liệu và năng lượng đã đề cập ở trên, từ kinh nghiệm khai thác các nguồn năng lượng khác đã có trên thế giới, ở Việt Nam còn có tiềm năng về năng lượng biển như thủy triều, các dò hải lưu, băng cháy dưới đáy biển, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu để nhận dạng và đánh giá trữ lượng và khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế nhất là trong chiến lược khai thác năng lượng trong dài hạn.

Xem chi tiết Báo cáo TẠI ĐÂY:

Khánh Ly (moitruong.com.vn/lược trích theo Isponre)
© Copyright 2024- Design by TRIỆU TÍN
EEI
EEI